Gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng: Ai được cứu trợ? Số tiền và thủ tục để sớm nhận trợ cấp?
Thứ Hai, 05/07/2021
Cuộc sống của bạn có đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid?
Bạn đã từng nghe thông tin về gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng?
Bài viết hy vọng cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về đối tượng được nhận cứu trợ, số tiền và thủ tục thực hiện để sớm nhận được trợ cấp.
Nếu bạn đã tạm ổn, xin hãy share thông tin này để đừng bỏ sót những trường hợp đang cần giúp đỡ, vì hầu hết các hoàn cảnh khó khăn thường khó tiếp cận được thông tin và thủ tục mà chính quyền yêu cầu.
Theo ước tính của Chính phủ Việt Nam, khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi Đại dịch Covid 19 và họ đang mong chờ từng ngày để nhận sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Trong bối cảnh đó, gói cứu trợ 62.000 tỉ đồng đang được triển khai đến hầu hết các địa phương.
Vậy đối tượng nào sẽ được nhận hỗ trợ?
Nhóm 1: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng liên tục kể từ ngày 1-4-2020 đến hết ngày 30-6-2020.
Nhóm 2: Hộ kinh doanh có doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15-1-2020; tạm ngừng kinh doanh từ 1-4-2020.
Nhóm 3: Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm 4: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, gọi chung là lao động tự do.
Trong nhóm đối tượng này có những lao động tự do, tức làm một trong các công việc như bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe môtô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
Nhóm 5: Hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội.
Nhóm 6: Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.
Mức trợ cấp được hưởng cụ thể như thế nào?
Nhóm đối tượng 1: Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính từ ngày 1-4-2020 và không quá 3 tháng.
Nhóm đối tượng 2: Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Nhóm đối tượng 3 và 4: Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6-2020.
Nhóm đối tượng 5a: Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả một lần.
Nhóm đối tượng 5b: Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả một lần.
Nhóm đối tượng 5c: Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31-12-2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả một lần.
Nhóm đối tượng 6: Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hằng tháng đến người bị ngừng việc.
Thủ tục để được nhận trợ cấp có rắc rối không?
A. Về hình thức nhận tiền trợ cấp:
Lao động sẽ nhận hỗ trợ qua chuyển khoản, người không có tài khoản mới nhận trực tiếp.
B. Về thủ tục:
Nhóm đối tượng 1: Liên hệ Công đoàn cơ sở hoặc Đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động bị ảnh hưởng, gửi đến cơ quan Bảo hiểm quản lý. Cơ quan bảo hiểm xác nhận rồi chuyển danh sách về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Đơn vị này tập hợp danh sách của cả hai nhóm trên, trình cho chủ tịch quận, huyện, TP ra quyết định chi trả.
Nhóm đối tượng 2, 3, 4 và 5: Với các đối tượng chính sách, hộ kinh doanh cá thể, lao động tự do, tổ dân phố, tổ trưởng sẽ lập danh sách gửi lên phường, xã. Tương tự, chủ các chủ cơ sở sẽ lập danh sách lao động làm việc tại các quán ăn, các điểm kinh doanh.Với lao động tự do, UBND cấp xã sẽ rà soát, tổng hợp danh sách đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị, xã hội và công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 2 ngày làm việc. Danh sách sau đó được gửi chủ tịch UBND cấp huyện thẩm định, trình chủ tịch UBND tỉnh để phê duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ.
Sau khi có danh sách, phường, xã sẽ lập hội đồng xét duyệt gửi lên cấp trên. Trong hai ngày, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ trình chủ tịch quận, huyện, TP Thủ Đức phê duyệt và chuyển danh sách về địa phương. Ba ngày kể từ khi nhận danh sách, chính quyền sẽ chi tiền hỗ trợ cho người dân.
Đối với lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, chủ doanh nghiệp lập danh sách theo mẫu, gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội để đối chiếu, xác nhận đã đóng bảo hiểm đến thời điểm được hỗ trợ.
Những lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cần làm tờ khai, phô tô sổ bảo hiểm xã hội, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình thường trú.
Cơ quan bảo hiểm xác nhận rồi chuyển danh sách về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Đơn vị này tập hợp danh sách của cả hai nhóm trên, trình cho chủ tịch quận, huyện, TP Thủ Đức ra quyết định chi trả.
Nhóm đối tượng 6: Đối với người sử dụng lao động, người làm chủ các công ty liên hệ Ngân hàng Chính sách xã hội để được hỗ trợ thủ tục phù hợp.
Ngoài ra, tại TP HCM, hỗ trợ có thêm chế độ cho lao động nữ mang thai, người chăm sóc hoặc trực tiếp nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tuổi. Mỗi trường hợp được hỗ trợ một triệu đồng.
Những hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế được chi cục thuế quận, huyện xác nhận, nằm trong vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (quận 12) và những nơi bị phong tỏa được nhận 2 triệu đồng.
Thành phố cũng giảm giá thuê mặt bằng cho tiểu thương ở các chợ truyền thống. Những người phải cách ly tập trung, những người làm công tác phòng chống dịch cũng được hỗ trợ lần này.
Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích!
Hãy share và nếu có thể, bỏ chút ít thời gian giúp hoàn thiện thủ tục nhận trợ cấp cho các hoàn cảnh khó khăn bạn nhé!
Trong khi chờ tình hình dịch bệnh tạm lắng, hãy tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng bằng các khuyến cáo 5K, trong đó có Kháng khuẩn nhé!
Đừng quên liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Tự động Tiến Triển nếu bạn và tổ chức cần cung cấp máy khử khuẩn cho gia đình hoặc đơn vị của mình!
Chi tiết vui lòng liên hệ: http://congnghetudong.net/Home/Contact
Tiến Triển hân hạnh được phục vụ Quý Anh Chị!
Kính chúc mọi người, mọi nhà bình an trong đại dịch!